Bồn composite xử lý nước thải với đặc tính bền, chắc chắn, chi phí phù hợp cùng độ uốn kéo tốt đang được rất nhiều khách hàng lựa chọn để lắp đặt cho hệ thống xử lý nước thải của gia đình hay đơn vị kinh doanh.
Vậy bồn composite xử lý nước thải có thực sự đem lại lợi ích? Có đảm bảo chất lượng không? Giá để hoàn thành một hệ thống bể chứa nước thải bằng chất liệu nhựa FRP là bao nhiêu? Hãy cùng Đa Sắc Composite đi tìm lời giải cho những thắc mắc cấp thiết trên của khách hàng qua bài viết sau nhé!
Bồn composite xử lý nước thải là gì?
Bồn composite (FRP) xử lý nước thải hay còn được gọi là bể tách lọc nước thải bằng nhựa, được thiết kế đặc biệt kết hợp cùng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tạo ra hệ thống xử lý nước thải loại bỏ các vi khuẩn và tạp chất của các hộ gia đình, chung cư, trường học, bệnh viện các nhà máy tại khu công nghiệp… Nhằm đảm bảo cho việc hạn chế ô nhiễm môi trường nguồn nước.
Chất liệu composite được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy hải sản vì tính bền và không ngấm nước, sử dụng được cho cả nước ngọt và nước mặn mà không lo bị oxy hóa. Chính vì vậy mà loại vật liệu này rất thích hợp sử dụng thay thế cho những loại bể chứa truyền thống như trước đây.
Bể xử lý nước thải composite có khả năng chịu lực, chịu nhiệt rất tốt. Kết hợp cùng công nghệ xử lý nước thải MBR hoặc SBR qua hệ thống các bể được lắp đặt bằng nhựa FRP cùng quy trình xử lý nghiêm ngặt khép kín, đảm bảo không mùi, xử lý sạch những tác nhân gây ô nhiễm.
Các loại bể chứa nước thải bằng nhựa composite FRP
Nhựa FRP được tạo nên từ sợi thủy tinh cùng các loại sợi kim loại, kết hợp với vật liệu nền là polime qua quá trình dập khuôn hay các công nghệ chế tạo khác nhau tạo nên bồn chứa nước thải bằng composite.
Bể chứa nước thải sinh hoạt bằng nhựa FRP trên thị trường hiện nay rất đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng. Vì có thể dễ dàng lắp đặt cũng như vị trí lắp đặt bể có thể dưới sâu lòng đất và cũng có thể đặt dưới nước mà không bị ảnh hưởng tới chất lượng của nhựa.
Một số dạng bồn composite xử lý nước thải được người dùng lựa chọn lắp đặt cho hệ thống như:
- Đối với các hộ gia đình thì thường chọn loại bể nhựa có kích thước vừa phải từ 4m3 đến 6m3 với hình dáng thường là dạng hình hộp, hình trụ tròn, dạng bồn chóp nón.
- Đối với các đơn vị kinh doanh cần xử lý nước thải lớn thì sẽ chọn kích thước bể to từ 10m3 đến 15m3 tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp. Hình dáng của hệ thống xử lý cho các doanh nghiệp cũng rất đa dạng có thể là hình hộp, hình trụ tròn, hình chóp nón, dạng bồn lắng, bồn trao đổi ion hoặc bồn trung tâm.
- Vì có thể tạo nên bằng cách đúc khuôn nên các loại bồn nhựa FRP này rất đa dạng về mẫu mã, tùy vào yêu cầu thiết kế cũng như nhu cầu mà mỗi khách hàng đưa ra.
Cấu tạo của bồn nhựa chứa nước thải FRP
Cấu tạo của bồn đựng nước thải hiện nay không chỉ đơn thuần là một chiếc bồn, đó là sự kết hợp giữa nhiều chiếc bồn gắn kết lại với nhau tạo ra chuỗi hệ thống xử lý nước thải hiệu quả.
Các bể được liên kết với nhau bởi các gân tăng , sau khi kết nối được xử lý bởi công nghệ phun tiếp xúc hoặc quấn một lớp phủ composite. Lớp phủ này có chức năng gắn kết các bồn chứa nước thải nhỏ lại với nhau đồng thời ngăn chặn rò rỉ , oxy hóa của nước thải ra môi trường.
Cấu tạo của dây chuyền xử lý nước thải phụ thuộc vào nguyên lý hoạt động từ hai bồn nhựa tổng hợp FRP. Một bồn nhựa được thiết kế hình tròn với chức năng chính là làm lắng đọng các loại tạp chất có tính nặng hơn nước như bùn, cao su, cặn…
Tiếp theo là một bồn hình chữ nhật dùng để lọc thô, được thiết kế với nhiều gân cứng được phun phủ nhiều lớp nhựa composite đảm bảo cho việc lọc nước thải diễn ra khép kín đồng thời tăng tuổi thọ cho cả hệ thống bồn.
Ngoài cấu tạo bởi 2 bể xử lý nước thải composite như trên, việc cơ cấu thêm 2 bồn hình tròn để bổ trợ cho việc xử lý nước thải được nhanh hơn. Thường thì cấu tạo bồn tròn của các hộ gia đình với nhu cầu sử dụng thấp được thiết kế từ 4m3 đến 6m3, còn đối với các đơn vị tổ chức với nhu cầu cao hơn thường lắp đặt bồn từ 10m3 đến 15m3 mới có thể đáp ứng đủ được nhu cầu.
Chất liệu nhựa composite với nhiều đặc tính nổi bật trong đó có chống lại sự ăn mòn cực tốt, được làm từ những sợi thủy tinh nhập khẩu 100% ở nước ngoài về. Nhờ có loại vật liệu cốt này mới đem lại sự liên kết trong cấu trúc chặt chẽ, gia tăng độ bền cũng như tăng tuổi thọ của bồn.
Các phụ kiện và quy trình sản xuất ra hệ thống bồn xử lý nước thải composite đều được đảm bảo đúng tiêu chuẩn của Nhật Bản – đất nước đi đầu trong ngành xử lý các loại chất thải. Đảm bảo chất lượng sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng là tốt nhất.
Nói tới phụ kiện kèm theo để lắp đặt cho hệ thống bể như mặt bích composite, ống chờ FRP, cũng phải đảm bảo chất lượng theo các tiêu chí khắt khe của Nhật (JIS). Các linh kiện này cũng phải ăn khớp với roăng của bể, nên việc sản xuất là cực kỳ tỉ mỉ. Các kỹ sư Nhật đưa ra nhận định nếu bồn nhựa FRP được trang bị các phụ kiện ăn khớp có thể kéo dài tuổi thọ lên tới 50 năm.
Thể tích của các bể xử lý nước thải bằng composite phụ thuộc vào nhu cầu của quý khách hàng. Tất cả các loại vật tư hay phụ kiện đều được làm từ nhựa tổng hợp 100%, chống lại sự ăn mòn của các loại hóa chất, đem lại sự yên tâm khi khách hàng lắp đặt và sử dụng.
Trong các loại nước thải từ công nghiệp hay sinh hoạt cũng đều chứa rất nhiều hóa chất. Chính vì vậy việc sử dụng các bồn FRP xử lý nước thải là vô cùng cần thiết để bảo vệ môi trường sống của chúng ta, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sự nóng lên của trái đất.
Ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải composite
Với những ưu điểm vượt trội về xử lý nước thải, loại bồn nhựa tổng hợp này được rất nhiều khách hàng đánh giá cao và đang dần thay thế cho các phương pháp xử lý nước thải truyền thống như trước đây bằng bể bê tông âm đất.
Sau đây là những ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải composite, liệu chúng có thực sự hiệu quả cho các hộ gia đình, chung cư, trường học, bệnh viện như lời đồn:
- Việc thực hiện các bước lắp đặt bể xử lý nước thải composite diễn da nhanh chóng, vì tất cả đã được lắp ráp tại nơi sản xuất theo quy trình khép kín. Tiết kiệm được khá nhiều thời gian thi công.
- Đáp ứng phù hợp với mọi nguồn thải cùng tất cả các công nghệ xử lý nước thải hiện nay.
- Với độ chịu nhiệt cùng độ bền cao, không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây hại từ ngoài môi trường.
- Bồn chứa nước thải được sử dụng cho nhiều công trình khác nhau, từ hộ gia đình cho tới chung cư, trường học, bệnh viện, công ty, nhà máy…
- Dễ dàng lắp đặt tại nhiều địa hình khác nhau, có thể đặt âm đất, đặt nổi bề mặt, đặt dưới nước… Đảm bảo được tính thẩm mỹ hơn so với các loại bể xử lý truyền thống.
- Với độ bền cao bể xử lý nước thải ít khi bị hư hỏng, tiết kiệm được kha khá chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.
- Tuổi thọ của bồn nhựa FRP có thể lên tới 50 năm.
- Quy trình xử lý khép kín không tạo ra bất cứ loại mùi nào.
- Giá cả để lắp đặt một hệ thống bể nhựa FRP cũng rất hợp lý, bất cứ ai cũng có thể đặt mua.
- Ứng dụng của bể nhựa composite trong lọc nước thải sinh hoạt và công nghiệp
Nhờ những ưu điểm về khả năng chống ăn mòn oxy hóa, chịu được nhiệt tốt, lại càng trở nên hữu ích hơn, dần thay thế cho các hệ thống bể truyền thống xây bằng bê tông như trước đây.
Tình trạng ô nhiễm môi trường trong đó có ô nhiễm nguồn nước ngày càng được giảm thiểu nhờ ứng dụng thích hợp hệ thống bồn composite xử lý nước thải tại các hộ gia đình cũng như các cơ quan doanh nghiệp. Giúp nâng cao được chất lượng cuộc sống, đảm bảo tốt cho sức khỏe của con người.
Được ứng dụng dây chuyền sản xuất tiên tiến của Nhật Bản cùng với đó là mong muốn bảo vệ được môi trường và nguồn nước, Đa Sắc Composite cam kết sẽ cung cấp những chất liệu nhựa FRP cùng hệ thống ống nhựa, bồn nhựa đảm bảo, uy tín nhất. Hãy là người tiêu dùng thông minh khi biết lựa chọn những gì tốt cho sức khỏe.
Hiện nay các loại bồn chứa nước thải bằng composite được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều môi trường như:
- Xử lý nước thải y tế tại các bệnh viện, trung tâm y tế.
- Xử lý nước thải tại các nhà hàng, khách sạn, trường học, chung cư…
- Xử lý nước thải công nghiệp tại các công ty, khu công nghiệp…
- Xử lý nước thải sinh hoạt tại các hộ gia đình.
- Cải tạo lại hệ thống xử lý nước thải.
Nguyên lý hoạt động của bồn đựng nước thải nhựa FRP
Hệ thống xử lý nước thải bao gồm nhiều được lắp ghép lại để thực hiện tách lọc qua các bể, loại bỏ cặn bẩn cũng như xử lý nguồn nước trước khi đưa ra ngoài môi trường. Đây là quy trình lọc chất thải đảm bảo khép kín, không gây ô nhiễm môi trường đồng thời đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người.
Nhờ vào việc lắp ghép nhiều tank lại với nhau tạo nên một hệ thống bồn composite xử lý nước thải sinh hoạt với quy trình xử lý nước thải khép kín, phù hợp với mọi loại hình từ nước thải sinh hoạt cho tới nước thải công nghiệp. Với tính năng và công dụng của từng bể chứa là khác nhau, kết hợp với nhau tạo thành một hệ thống xử lý nước thải, lọc bỏ hóa chất cùng các tác nhân gây hại để đưa ra môi trường.
Cùng tìm hiểu nguyên lý hoạt động của từng ngăn trong hệ thống xử lý nước thải.
1. Ngăn thiếu khí
Được biết là ngăn có vai trò dùng để khử các chất nitơ và các hợp chất hữu cơ có trong nước thải. Dưới đáy ngăn này được trang bị một máy khuấy hoạt động 24/24 nhằm tránh cho lượng bùn sinh học lắng xuống đáy bể và giúp cho nước thải được đẩy lên đồng đều.
Ở ngăn này được trang bị bộ đệm vi sinh để giúp cho việc chuyển chất thải sang ngăn hiếu khí được nhanh hơn.
2. Ngăn hiếu khí
Chất thải còn nhiều chất hữu cơ cùng nhiều chất hóa học khác còn tồn đọng lại từ bên ngăn thiếu khí chuyển sang. Tại đây các loại chất đó sẽ được chuyển hóa thành các chất như N2, NO3-, CO2,… và sinh khối.
Ở đáy ngăn hiếu khí của bể xử lý nước thải composite được lắp đặt một máy cung cấp khí mịn, với mục đích cung cấp oxy cho quá trình xử lý chất thải. Đồng thời hệ thống này cũng trộn đều bùn hoạt tính cùng với nước thải.
Quá trình thiết kế ngăn hiếu khí cũng được trang bị bộ đệm vi sinh như ngăn thiếu khí với mục đích tăng mật độ của bùn hoạt tính ở trong bồn, khiến quá trình xử lý nhanh hơn.
3. Ngăn lắng
Ngăn lắng trong hệ thống bồn composite được trang bị hệ thống áp lực để đưa bùn về bể thiếu khí lặp lại quá trình khử nito. Các bông chặn theo nước chảy từ ngăn hiếu khí sang ngăn lắng cũng sẽ được tách ra khỏi dòng nước. Một chức năng khá quan trọng của ngăn lắng chính là duy trì mật độ bùn trong bể.
4. Ngăn khử trùng
Đây là ngăn sử dụng các hóa chất khử trùng để tiêu diệt các loại vi sinh vật có tính độc hại trong nguồn nước. Loại hóa chất này có thể được sử dụng dưới dạng viên nén hoặc sử dụng hệ thống bơm cấp châm vào trong nguồn nước.
5. Ngăn chứa bùn
Số lượng bùn dư thừa khi trải qua các quá trình trên sẽ được đưa về ngăn chứa bùn trong bồn xử lý nước thải composite, lượng bùn sẽ được lưu ở ngăn này một thời gian. Lượng nước trong sẽ chuyển từ ngăn chứa bùn về ngăn thiếu khí để tiếp một vòng tuần hoàn xử lý.
Các loại sinh vật trong ngăn bùn còn sót lại sẽ tự tiêu hủy trong vòng 2 đến 3 tháng, lúc này chúng ta có thể đưa bùn ra ngoài để xử lý.
Ngoài ra, để phục vụ cho quá trình xử lý nước thải được diễn ra trôi chảy, các công cụ hỗ trợ như bơm bùn, tủ điện, phao điện, máy thổi khí, máy bơm nước thải cũng phải chuẩn bị kiểm tra đầy đủ.
Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp thường gặp
Mục đích của việc xử lý nước thải công nghiệp chính là loại bỏ các hóa chất và các kim loại nặng cùng thủy ngân đang có lẫn trong nguồn nước ra ngoài môi trường. Ngoài việc sử dụng bể xử lý nước thải bằng composite thì Đa Sắc Composite xin giới thiệu một số phương pháp xử lý nước thải công nghiệp được nhiều đơn vị lựa chọn áp dụng.
1. Phương pháp cơ học
Đây được biết tới là phương pháp chỉ loại bỏ các tạp chất hữu cơ tan và không tan trong nước, đây được xem là một giai đoạn trong quá trình lọc nước chứ chưa phải là giai đoạn kết thúc. Một số phương pháp cơ học được các công ty sử dụng gồm:
- Dùng song lưới chắn rác: Sử dụng song lưới chắn rác bằng inox, nhựa, sắt để chắn lọc các loại rác như nhựa, lá cây,vụn vải… Phương pháp này được khá nhiều đơn vị lựa chọn lắp đặt vì giá thành rất rẻ lại có đa dạng về mẫu mã và giá cả.
- Sử dụng bể điều hòa: Là hình thức sử dụng điều hòa kết hợp cùng các chất khí loại bỏ hoặc làm giảm các thành phần vi sinh vật có hại. Diện tích sử dụng để lắp đặt hệ thống bể lọc không cần nhiều nhưng vẫn đảm bảo được hiệu suất lọc nước.
- Các bể điều hòa làm từ chất liệu composite sẽ giúp hệ thống lọc nước nhanh hơn, ổn định hơn với quy trình tách lọc chất thải dễ dàng hơn bao giờ hết. Nhờ vào hệ thống các bể xử lý nước thải composite mà giảm tải được rất nhiều thứ.
- Sử dụng bể lắng cát: Lắng là một quá trình không thể thiếu trong quy trình xử lý nước thải, giúp loại bỏ các loại chất thải thô khỏi dòng nước.
- Bể lắng cát gồm bể lắng cát sơ cấp và thứ cấp bổ trợ cho nhau để phục vụ cho quá trình lọc tách các loại hóa chất. Đây là bước cần thiết trước khi được chuyển sang quá trình xử lý nước tại các bể xử lý sinh học.
- Lọc: Đây được xem là bước cuối trước khi đưa nước ra ngoài môi trường, được trang bị các tấm xốp để ngăn chặn các hạt chất rắn lơ lửng và đẩy dòng nước ra ngoài.
- Để đông keo và tụ: Đây là phương pháp tốn khá nhiều thời gian nhưng không hề hiệu quả, với quy trình này chỉ có thể tách ra được những hạt rắn chứ không hề loại bỏ được những vi sinh vật gây bệnh.
2. Phương pháp sinh hóa
Được biết tới là phương pháp loại bỏ các chất vô cơ và hữu cơ ra khỏi nguồn nước ngay trong bồn chứa nước thải. Phương pháp này dựa vào khả năng sống của các loại vi sinh có lợi chúng ta đưa vào để chúng trực tiếp phản ứng với những vi sinh vật có hại khác. Dựa vào đó tạo ra các tế bào, sản sinh ra nhiều năng lượng giúp sinh khối của chúng tăng lên đáng kể.
3. Phương pháp hóa học
Dùng các chất hóa học để tạo ra các phản ứng, loại bỏ các độc tố ảnh hưởng tới quá trình xử lý nước thải. Kết hợp các phản ứng oxi hóa, trung hòa… Cùng với quá trình đông keo và tụ để loại bỏ các độc tố.
Các phương pháp sinh học và hóa học đều đem lại hiệu quả cao, rất phù hợp với môi trường khép kín như bồn chứa nước thải bằng composite. Có rất nhiều phương pháp để xử lý nguồn nước thải công nghiệp, các doanh nghiệp nên nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về xử lý hệ thống nước thải trong đơn vị mình.
Địa chỉ và báo giá bồn xử lý nước thải composite FRP
Từ những lợi ích mà bồn composite xử lý nước thải đem lại là vô cùng tiện ích và thân thiện với môi trường xung quanh. Tuy nhiên, bạn đang không biết nên lựa chọn đơn vị lắp đặt bể composite ở đâu uy tín, chất lượng? Báo giá bồn xử lý nước thải composite tầm bao nhiêu? Hãy đến với Đa Sắc Composite để được tư vấn và nhận được sự chăm sóc nhiệt tình từ đội ngũ nhân viên của chúng tôi.
1. Chất lượng con người
Đa Sắc Composite sở hữu đội ngũ nhân viên trẻ, chuyên nghiệp, đầy nhiệt huyết, được đào tạo bài bản từ đội ngũ chuyên viên tư vấn cho tới các kỹ thuật viên. Tới với chúng tôi khách hàng sẽ được đội ngũ tư vấn lắng nghe những yêu cầu cũng như đưa ra những giải pháp phù hợp với bạn nhất.
Đội ngũ kỹ thuật viên luôn sẵn sàng hỗ trợ lắp đặt, sửa chữa hệ thống cho khách hàng trên mọi miền tổ quốc, đội ngũ cộng tác viên sẽ tư vấn và đảm bảo bàn giao hệ thống an toàn nhất đến với người dùng.
2. Chất lượng sản phẩm
Với chứng chỉ sản xuất theo công nghệ Nhật Bản, Đa Sắc Composite tự tin là đơn vị dẫn đầu ngành trong sản xuất các loại bồn, bể, ống, thùng từ chất liệu nhựa tổng hợp FRP. Tất cả các sản phẩm bồn FRP xử lý nước thải của chúng tôi đều đạt chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, kèm theo giấy tờ chứng chỉ của các lô hàng khi xuất xưởng được đảm bảo trước pháp luật.
Với tuổi thọ của vật liệu có thể lên tới 50 năm, chúng tôi tự tin cung cấp cho bạn những sản phẩm tốt nhất, cùng với đó là chế độ bảo hành hậu mãi sau này. Tùy vào nhu cầu của mỗi khách hàng với chất liệu, thể tích khác nhau mà sẽ có các mức báo giá khác nhau.
Những thông tin về bồn composite xử lý nước thải mà Đa Sắc vừa chia sẻ ở trên hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin cụ thể nhất, giải đáp được những khúc mắc của bạn về loại bồn này. Hãy liên hệ qua số hotline: 0903 657 246 để được tư vấn báo giá trực tiếp, hoặc truy cập website https://dasac.vn/ để tham khảo cũng như tìm hiểu thêm về chất liệu nhựa FRP.