Trang Chủ » Kiến thức composite » Chống thấm composite FRP: Quy trình và báo giá chi tiết 2022

Chống thấm composite FRP: Quy trình và báo giá chi tiết 2022

Chống thấm composite FRP được xem như một trong những vật liệu ngăn thấm hút tốt nhất hiện nay trong ngành xây dựng. Dự đoán trong tương lai không sai, đây có khả năng sẽ là giải pháp chống thấm tuyệt vời cho rất nhiều công trình tại nước ta. Vậy cụ thể composite là loại chất liệu như thế nào, báo giá và quy trình thực hiện ra sao? Cùng Đa Sắc theo dõi bài viết để biết chi tiết các thông tin này.

Chống thấm composite là gì?

Chống thấm bằng composite hay chống thấm FRP là phương pháp ngăn ngừa thấm hút cho các công trình, sàn tàu, bồn chứa… bằng nhựa cốt sợi thủy tinh gia cường (nhựa composite FRP). Một loại nhựa được tổng hợp từ hai hay nhiều nguyên vật liệu như Polyester, sợi thủy tinh, sợi silic, amiang, nhôm, thép, đồng cùng một số phụ gia khác…

7 lý do vì sao bạn nên chọn vật liệu chống thấm bằng composite FRP

Quá trình phối trộn nhiều thành phần như trên đã mang đến cho chúng ta một loại vật liệu sở hữu nhiều đặc tính vượt bậc so với các dòng vật liệu chống thấm truyền thống. Chính những ưu điểm này đã hình thành nên 7 lý do phổ biến giải thích cho thắc mắc “Vì sao bạn nên chọn vật liệu chống thấm composite FRP”?

  • Tăng độ bền cho vật liệu được bọc phủ FRP lên đến trên 15 – 20 năm;
  • Trọng lượng nhẹ, không tạo áp lực lớn cho tải trọng công trình nên rất thuận tiện để vận chuyển, thi công ở trên cao như mái nhà, trần, sân thượng, bể bơi trên cao…;
  • Chống thấm hút, chống ăn mòn tốt với môi trường nhiều độ ẩm, nước, nhiễm phèn, hóa chất, axit nồng độ cao, nhiệt độ khắc nghiệt…;
  • Tính thẩm mỹ vượt trội với nhiều màu sắc tươi sáng, giúp đa dạng hóa sự lựa chọn. Lâu phai màu do “đề kháng” tốt với tia UV;
  • Giá thành tiết kiệm, không cần tốn chi phí quá nhiều cho việc thi công, bảo dưỡng và sửa chữa;
  • Chống tĩnh điện tuyệt vời và không độc hại, an toàn tuyệt đối với sức khỏe con người và thân thiện cho môi trường sống.
  • Khi khô, vật liệu có độ cứng cáp bền chắc, chống va đập tốt nhưng lúc thi công lại rất mềm dẻo, dễ tạo hình linh hoạt trên nhiều bề mặt như sắt thép, bê tông, nhựa, gỗ, đá hoa cương, tường gạch…

Quy trình chống thấm composite FRP như thế nào?

Quy trình thi công dễ dàng là một trong các ưu điểm nổi bật của giải pháp dùng composite chống thấm. Để đảm bảo quá trình này diễn ra đúng yêu cầu, người thi công cần thực hiện đúng 6 bước cơ bản sau.

Bước 1. Vệ sinh mặt bằng

Ở bước đầu tiên, việc làm sạch bề mặt cần được chống thấm bằng nhựa composite phải được tiến hành thật kỹ lưỡng. Tất cả vết ố, bụi bẩn, lớp vữa bị bong tróc, khe hở, vết nứt cần phải được dọn sạch sẽ, mài phẳng đi hoặc lấp kín lại. Điều này nhằm bảo đảm sự liên kết chặt chẽ, không một kẽ hở trên bề mặt được phủ vật liệu FRP, giúp tăng độ bám dính cùng độ bền tối đa cho công trình.

Bước 2. Chuẩn bị nguyên vật liệu và tiến hành pha chế vật liệu

Trong khâu thứ 2 của quy trình, việc chuẩn bị nguyên liên để pha trộn keo composite cùng chất đóng rắn cần theo đúng tỷ lệ phù hợp và phải tuyệt đối lưu ý các điều kiện dưới đây:

  • Diện tích mặt bằng: Xác định đúng kích cỡ bề mặt cần bọc phủ để ước lượng chính xác lượng vật liệu chống thấm composite cần pha trộn.
  • Số lượng nhân công thi công: Nhằm tính toán đích xác thời gian pha keo, số lượt pha để giữ cho chất lượng luôn ở tình trạng tốt nhất khi thi công. Vì nếu để quá lâu keo sẽ bị giảm độ kết dính đi rất nhiều.
  • Thời tiết: Chất lượng keo còn phụ thuộc rất nhiều với yếu tố nhiệt độ và thời tiết bên ngoài. Nhắm chuẩn xác tình trạng tiết trời sẽ giúp quá trình thi công được diễn ra thuận lợi và gia tăng độ bền dài lâu cho quá trình sử dụng.
  • Kiểm tra độ tinh khiết của hỗn hợp nhựa: Đảm bảo vật liệu không bị lẫn bất cứ tạp chất nào vào bên trong, kể cả nước. Nếu không sẽ phải tiến hành pha chế lại vì vật liệu sẽ không còn hiệu quả khi sử dụng.

Bước 3. Thực hiện bọc phủ lớp đầu tiên

Tiến hành lăn bọc phủ lớp composite chống thấm thứ nhất lên bề mặt cần thi công. Chú ý, quá trình tiến hành cần phải lăn thật đều tay, đảm bảo phủ toàn bộ hết mọi ngóc ngách, nhất là vị trí các góc cạnh hay chỗ lồi lõm.

Bước 4. Phủ chống thấm FRP lớp thứ hai

Sau 15 phút khi lớp đầu gần đông rắn, sử dụng một lớp vải Tissue phủ lên trên bề mặt để keo thấm ngược vào mặt vải. Tiếp đến, tiếp tục lăn lớp chống thấm composite FRP thứ hai lên bề mặt cần thi công.

Bước 5. Bọc phủ tiếp lớp thứ ba

Lặp lại tiếp bước phủ chống thấm bằng composite lần 3 sau khi đợi 15 phút để lớp số hai khô đi. Mục đích của bước này nhằm tăng độ kết dính của vật liệu và tạo ngăn cách cho pha liên tục cùng pha gián đoạn.

Bước 6. Rải các nền

Khi lớp bọc phủ thứ 3 đóng rắn sau 15 phút, chúng ta rải cát sạch lên bề mặt rồi tiến hành tạo độ báo trước để thực hiện các bước thi công còn lại.
Nhìn chung, quá trình khi công không quá phức tạp với nhiều bước bọc phủ lặp lại. Trong đó, quan trọng rất là cần thực hiện công tác làm sạch bề mặt thật kỹ lưỡng trước khi phủ vật liệu composite. Nếu bước này không được thao tác cẩn thận thì chắc chắn độ bền của việc chống thấm không bền lâu, dẫn đến nhiều tác động xấu gây nguy hiểm cho “tuổi thọ” công trình.

Một số vật liệu chống thấm bằng nhựa composite và ứng dụng thực tiễn

Ngày nay, nhựa composite chống thấm được áp dụng để tạo ra rất nhiều loại vật liệu khác nhau thuộc các lĩnh vực như xây dựng, trang trí nội thất, sản xuất công nông nghiệp… Chẳng hạn như bồn composite FRP chứa hóa chất, bồn xi mạ, các ống dẫn nước hay chất thải có tính ăn mòn cao, bể điện phân, thân vỏ tàu thuyền, máy bay, tàu vũ trụ, xe ô tô, tủ đựng đồ, sàn nhà, trần nhà, bể bơi, hồ nuôi cá…

Dưới đây là hai ứng dụng thực tiễn cách chống thấm bằng FRP đang thông dụng nhất hiện nay.

1. Keo chống thấm composite

Keo chống thấm bằng composite hiện được áp dụng nhiều cho những lĩnh vực sau:

  • Bịt kín các vết nứt gây thấm dột cho trần nhà, mái tôn, tường nhà vệ sinh, sàn tàu thuyền, sàn nhà…;
  • Sản xuất ô tô, tàu thuyền, bồn tắm, bể chứa, ống dẫn nước, ống dẫn…;
  • Tham gia vào quá trình thi công nhà chờ xe bus, ghế ngồi trên sân vận động, hệ thống ống dẫn cấp thoát nước, xử lý khí thải, dẫn lưu hóa chất…

2. Màng chống thấm composite

Đối với màng composite FRP, sản phẩm này đa số được áp dụng cho công tác chống thấm, ngăn ngừa rò rỉ nước, hóa chất ở các công trình như:

  • Chống ẩm thấp tại các khu vực nhà vệ sinh, kho chứa, tầng hầm để xe…;
  • Chống dột cho trần nhà, sân thượng, mái tôn…;
  • Xử lý chống thấm, chống ăn mòn tại các hệ thống bồn chứa bê tông, bể xi mạ, sàn chịu hóa chất, bồn tẩy rửa kim loại…

Báo giá chống thấm composite FRP tại công ty Đa Sắc

Hiện tại, chi phí bình quân cho các công tác chống thấm, xử lý chống thấm bằng vật liệu composite thường dao động khoảng 220.000 – 350.000VNĐ/m2, bao gồm:

  • Xử lý bề mặt ngăn thấm hút với sơn chống thấm FRP;
  • Chống thấm bằng chất liệu nhựa composite;
  • Bịt kín vết nứt gây thấm dột bằng keo composite;
  • Ngăn thấm hút bằng màng chống thấm nhựa thủy tinh gia cường.

Hầu hết các doanh nghiệp thiết kế và thi công chống thấm bằng nhựa composite đều không có bảng giá cố định trên các website. Vì báo giá sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Diện tích, địa hình mặt bằng được bọc phủ;
  • Số lượng nhân công thực hiện công việc thi công;
  • Thành phần vật liệu;
  • Thời gian hoàn thành công việc.

Tại công ty Đa Sắc, mức báo giá chống thấm bằng composite cũng không chênh lệch quá nhiều so với mặt bằng chung của thị trường. Tuy nhiên, nếu muốn có bảng giá chính xác, cách hữu hiệu nhất là bạn nên liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận tư vấn.

Quá trình hỗ trợ giải đáp và báo giá là hoàn toàn miễn phí. Do đó, bạn yên tâm thoải mái đặt ra bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ chống thấm composite cho các tư vấn viên của chúng tôi. Đặc biệt, công ty Đa Sắc còn có chính sách chiết khấu hấp dẫn dành cho các khách hàng thân thiết hoặc các công ty có diện tích thi công bọc phủ composite chống thấm lớn.

Công ty nào cung cấp dịch vụ chống thấm FRP uy tín nhất tại Việt Nam?

Chất lượng phục vụ chuyên nghiệp của dịch vụ chống thấm bằng composite cũng là một điểm mạnh được nhiều khách hàng đánh giá cao tại Đa Sắc, bao gồm:

  • Hỗ trợ tư vấn tận tình 24/7, kể cả thứ 7 và chủ nhật;
  • Quan tâm chăm sóc khách chu đáo sau quá trình thi công;
  • Ký kết hợp đồng đúng quy định với báo giá minh bạch;
  • Chính sách bảo hành tốt cho khách hàng;
  • Cung cấp dịch vụ xuất hóa đơn đỏ (VAT) theo yêu cầu;
  • Hình thức thanh toán đa dạng, có thể trả phí sau khi sử dụng;
  • Quy trình tư vấn thiết kế, thi công theo tiêu chuẩn quốc tế;
  • Cam kết bàn giao 100% đúng thời hạn;
  • Giao hàng tận nơi tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;
  • Đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên thi công đa số đều có trên 10 năm kinh nghiệm, với bản lĩnh xử lý tình huống thực tế nhanh nhạy và chuyên nghiệp.

Ngoài nhận thi công bọc phủ chống thấm FRP, công ty chúng tôi còn nhận phân phối bồn chứa composite công nghiệp và dân dụng, lắp đặt hồ nuôi cá, các hệ thống ống dẫn nhựa FRP dành cho các công trình nhà máy, khu chung cư, tòa nhà cao tầng…

Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đọc đã có cái nhìn rõ nét hơn về phương pháp chống thấm composite FRP là gì và quy trình thực hiện nó ra sao. Tuy nhiên, nếu vẫn có thắc mắc cần được giải thách hoặc muốn nhận báo giá cụ thể hơn, bạn vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua địa chỉ email dasac168@gmail.com hoặc gọi ngay Hotline 0903 657 246 để được các tư vấn viên hỗ trợ.

Đánh giá bài viết
Cập nhật lần cuối: 11:41, 27-09-2022
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

    Gửi yêu cầu tư vấn miễn phí


    Quý khách hàng có thể gửi yêu cầu để chúng tôi tư vấn miễn phí tại đây. Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được gửi tới các chuyên gia của chúng tôi. Chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, SĐT hoặc địa chỉ liên hệ. Xin cảm ơn!




    Lưu ý: Các thông tin bạn cung cấp càng chi tiết thì chúng tôi càng có cơ sở để đưa ra phương án tối ưu hơn.


    Gợi ý viết yêu cầu: Kích thước chiều dài x chiều cộng x chiều cao bể. Bể dùng chứa hóa chất hay dùng nuôi trồng thủy sản